yenlytran

ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA HỌC THÁNG 5: THE GLOBAL YOU MINI 3 "NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC"

ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA HỌC THÁNG 5: THE GLOBAL YOU MINI 3 "NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC"

Mirroring – Nghệ thuật phản chiếu trong giao tiếp

Hôm qua, mình đã đặt câu hỏi về một tình huống khá quen thuộc của nhiều cặp vợ chồng như sau: Một buổi sáng, người vợ dậy sớm làm bữa sáng cho chồng sau cả đêm mất ngủ vì trông con nhỏ. Anh chồng ngồi vào bàn ăn và người vợ thở dài nói: “Tối hôm qua con quấy quá, em sang ngủ với con mà cũng chập chờn cả đêm”.

Trong câu chuyện này anh chồng có thể có hai phản ứng:

Trường hợp A:Hôm nay phở nhà mình không có quẩy à?”

Trường hợp B: Em mất ngủ cả đêm như vậy chắc nay mệt lắm đúng không? À mà hôm nay phở nhà mình không có quẩy à?”

Mình đã nhận được khá nhiều câu trả lời của mọi người về khả năng xảy ra xung đột qua hai tình huống trên. Đa phần đều cho rằng trong tình huống A người vợ sẽ thấy bực mình hơn, vì trong tình huống B ít ra anh chồng còn để ý đến lời mình nói và làm GIẢM khả năng gây mâu thuẫn hơn.
Trường hợp B cũng chính là một ví dụ của “Mirroring” – kỹ thuật phản chiếu trong nghệ thuật giao tiếp đó.

Phản chiếu (mirroring) là một kỹ thuật được sử dụng để giúp củng cố mối quan hệ giữa hai người thông qua việc xây dựng lòng tin với người đối diện rằng họ đang được thấu hiểu và lắng nghe. Câu hỏi “Em mất ngủ cả đêm như vậy chắc nay mệt lắm đúng không?” có thể được coi là một ví dụ điển hình. Việc nhắc lại các dấu hiệu về cảm xúc, nói cách khác, việc xác nhận lại cảm nhận của người đối diện hay tình trạng hiện tại của họ chính là điểm mấu chốt của kỹ thuật giao tiếp này.

Điều này sẽ giúp đối phương cảm thấy được lắng nghe, ngay cả khi họ đang cảm thấy khó chịu, không thoải mái và có thể gây ra những xung đột không đáng có, làm rạn nứt mối quan hệ. Tuy nhiên, để làm được điều này, chúng ta cần có sự quan sát tỉ mỉ không chỉ trong lời nói, giọng nói, hành vi mà còn là hoàn cảnh của người đối diện để có thể nắm bắt được chính xác cảm xúc của họ và phản hồi lại hợp lý.

Một lưu ý khi sử dụng kỹ thuật phản chiếu đó là phải thật tinh tế. Tránh thực hiện nó một cách lộ liễu vì nếu người đối diện phát hiện ra bạn cố tình làm điều đó, họ có thể cảm thấy đang bị chế giễu thay vì đồng cảm. Chúng ta cũng không nên phản chiếu lại những đặc trưng cá nhân của một người như cách phát âm sai một từ nào đó hay một cử chỉ tay riêng biệt, họ có thể cảm thấy tức giận đó.

Có rất nhiều tình huống trong cuộc sống khi chúng ta rất muốn thể hiện sự đồng cảm với người đối diện nhưng lại quá lóng ngóng, vụng về mà vô tình làm cuộc hội thoại trở nên tồi tệ hơn. “Mirroring” lúc này có thể là một phương pháp giao tiếp hiệu quả mà mọi người đều có thể áp dụng. Nhưng nên nhớ rằng chỉ riêng “kỹ thuật” (techniques) không thể làm nên một mối quan hệ bền vững, điều này chỉ có thể có được khi chúng ta quan tâm bằng tình cảm chân thành mà thôi.

IMG_2470

Trần Yênly

Về tác giả

Trần Yênly là một chuyên gia Nghi thức quốc tế và giao tiếp liên văn hoá được chứng nhận tại Anh Quốc. Chị là người sáng lập Etík Academy – Học viện Nghi thức quốc tế đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2016. Khi khái niệm “công dân toàn cầu” đang được chú trọng hơn bao giờ hết, chị Yênly tin rằng Nghi thức và Cung cách ứng xử có vai trò quan trọng trong đa dạng khía cạnh của cuộc sống.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top